Hotline tư vấn phong thủy
0904 534 529
Dương lịch: 25/04/2024
Âm lịch: 17/03/2024

Thủ tục lấp giếng

Ngày đăng: 07-04-2020 | Admin | Lượt xem: 7568

LẤP GIẾNG

1. Giếng có oan hồn hay vong, ... trú ngụ thì khi lấp mới phải dùng cách như sau:

Trước ngày lấp giếng, lấy ba cục đất sét vo tròn phơi nắng trong 21 ngày (cái này chắc dùng dương khí lấn âm khí của giếng). Sau đó, cắt tiết ba con gà ác thịt đen lấy huyết thoa lên, còn lông, xương gà đốt thành tro, hòa với nước mưa mà vứt xuống nơi định lấp, đoạn mới vứt tiếp ba cục đất sét nói trên. Ném từng cục một, mổi lần ném khấn niệm tống xuất những điều bất hạnh, xui xẻo nếu có ở đây đã xảy ra (do oan hồn người té giếng hay chết đuối).

- Khi lấp phải đổ sỏi hoặc đá xuống 1 lớp đến ngang mặt nước, rồi 1 lớp cát dầy, rồi đến 1 lớp đất sét, sau cùng mới đến đất thịt, có như vậy mới không nghẽn mạch Thuỷ Long.

- Cần phải lựa ngày Trực Trừ mà làm, và làm 1 lễ cúng tạ Thuỷ Long Thần đã cho khơi mạch Thuỷ Long giúp cho việc sinh hoạt của gia đình trong thời gian qua, và nay vì lý do nhu cầu cuộc sống gì đó phải lấp giếng, xin phép Thuỷ Long Thần hoan hỷ chứng minh cho phép.

- Chẳng cần phải cầu kỳ đủ kiểu, lễ vật đơn giản chỉ trái cây, hoa tươi, cặp đèn cầy đỏ và 1 con cá chép sống. Sau khi cúng thì đem cá chép đó thả ra sông.

- Nếu đã lỡ lấp không đúng như vậy rồi thì phải làm 1 lễ cúng tạ lỗi, khấn xin Thuỷ Long Thần do trước đây tâm trí mờ mịt, không rõ lễ nghi nên vô ý làm không đúng, nay thành tâm hối lỗi, cúi xin Thuỷ Long Thần nương nhẹ Long uy, Gia ân tác Phúc, ....

2. Giếng đang dùng bình thường khi cần lấp thì chọn ngày có trực TRỪ, trục hết các bi (các vanh giếng) lên nếu không trục được thì cũng phải lấy được tấm rế lên, mỗi bi (vanh giếng) đục vài lỗ thủng càng to càng tốt, dùng một cây luồng to bằng cổ tay, chẻ đôi (loại còn non) thông ruột rồi quấn dây thép lại như khi chưa chẻ đôi, cắm vào lòng giếng dưới mức nước thường khoảng khoảng 1m. Bỏ vào lòng cây luồng (nứa) 100 cây kim khâu và chỉ ngũ sắc hoăc dây kim tuyến (5 màu); nếu có các vật dụng cũ bỏ đi bằng kim loại như đinh-ốc vít-sắt vụn v. v... bỏ xuống càng tốt (đây là cách thu nhỏ giếng lạii, ứng dụng Ngũ hành "kim sinh thủy" hỗ trợ; khoảng 5-7 năm sau cây luồng tự hủy, Long mạch tự luân chuyển một cách tự nhiên không bị bế tắc đột ngột).
Nếu làm nhà ở trên giếng cũ thì ở dưới mặt nền nhà, nên dùng ống nhựa nối thông với đầu trên cây luồng, âm dưới đất, rồi dẫn thông ra một chỗ nào đó cho thông với khí trời.
Có 1 phương pháp đơn giản hơn là lấy chỉ ngũ sắc, cho vào lọ nhỏ, đóng kín nút, sau đó thả vào giếng cũ rồi lấp đất.

3 .Tùy khí của giếng mạnh hay yếu.
Quan trọng là giếng còn nước hay không, giếng khô thì khí cạn, giếng còn nước thì xem nước để định khí mạnh hay yếu: Nước trong khí mạnh, đục khí yếu; nước sống (mực nước trong giếng có lên có xuống) khí mạnh, nước chết (mực nước cố định) khí yếu. Giếng nông khí yếu, sâu khí mạnh. Nếu giếng nông và khô thì lấp được.

Nếu xác định được rất yếu thì lấp bằng cách: Lấy một ống nhựa thả xuống tận đáy giếng, đầu trên cao hơn mặt đất một chút, đổ cát vàng vào giếng (không đổ vào ống), cái ống này là để khí của giếng thoát ra, lâu n
3 .Tùy khí của giếng mạnh hay yếu.
Quan trọng là giếng còn nước hay không, giếng khô thì khí cạn, giếng còn nước thì xem nước để định khí mạnh hay yếu: Nước trong khí mạnh, đục khí yếu; nước sống (mực nước trong giếng có lên có xuống) khí mạnh, nước chết (mực nước cố định) khí yếu. Giếng nông khí yếu, sâu khí mạnh. Nếu giếng nông và khô thì lấp được.

Nếu xác định được rất yếu thì lấp bằng cách: Lấy một ống nhựa thả xuống tận đáy giếng, đầu trên cao hơn mặt đất một chút, đổ cát vàng vào giếng (không đổ vào ống), cái ống này là để khí của giếng thoát ra, lâu ngày dài tháng cái ống bít hẳn thì xem như giếng đã được lấp.

Lưu ý: Nếu khí của giếng mạnh quá thì thôi, vì dù làm cách nào cũng xấu, nhẹ thì xào xáo nhà cửa, nặng thì hao người. Cân nhắc lợi hại trước khi làm. 

Bài viết được sưu tầm có chọn lọc.


BÀI VIẾT LIÊN QUAN